Thủ Tục Tạm Ngưng Hoạt Động Kinh Doanh

5/5 - (1 bình chọn)

Vì nhiều lý do khác nhau, như vấn đề về nguồn vốn, vấn đề về nhân sự,…,hay như đợt dịch Covid vừa qua mà nhiều doanh nghiệp phải tính toán đến việc tạm ngừng kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh như vậy? Hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu: 

1. Lý do khiến doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh: 

Có nhiều lý do dẫn đến việc công ty phải tạm ngừng hoạt động, tuy nhiên đa phần là gặp khó khăn về tài chính, nhân công…vv buộc chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh. 

Trên thực tế, một số lý do phổ biến dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh như sau:

– Trong điều kiện hiện nay với sự biến động của nền kinh tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh;

– Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc chuyển địa điểm công ty;

– Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

– Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.

Quý khách tham khảo thêm: Luật Quốc Bảo

Thành lập công ty  Thủ tục thành lập công ty Dịch vụ thành lập công ty

2. Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do khác nhau. 

Theo khoản 1 điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP, ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. 

3. Tại sao doanh nghiệp nên chọn tạm ngừng kinh doanh?

  • Doanh nghiệp sẽ được tiến hành các công việc kinh doanh của công ty chính mình sau một thời hạn nhất định. Nếu như doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật thì doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành kinh doanh bình thường trong công ty mà không bị đưa ra bởi bất kỳ hạn chế nào của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp  không bị đưa ra bất kỳ chế tài nào trong doanh nghiệp. Nghĩa là sẽ không bị cơ quan nhà nước đưa ra bất cứ yêu cầu nào để doanh nghiệp của bạn thực hiện. Bởi vì việc tạm ngừng kinh doanh không làm phát sinh ra sự ảnh hưởng xấu gì tới hoạt động pháp lý của doanh nghiệp. Nhưng trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước; các khoản nợ và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với khách hàng và người lao động.
  • Tạm ngừng kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có thời gian dài trong việc có thời gian để giải quyết các công việc của công ty mình một cách nhanh chóng; hoặc cân nhắc xem sau khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn sẽ tiến hành các hình thức kinh doanh gì hay doanh nghiệp nên thực hiện việc làm giải thể công ty hay không? Hay là tìm kiếm một cơ hội trong lĩnh vực kinh doanh khác tạo ra sự năng động trong việc tìm kiếm thị trường. 

4. Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh: 

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp
Tạm ngừng kinh doanh cần chú ý những gì?

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định. Cụ thể, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư

Trước khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo bao gồm:

    • Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp.
    • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
    • Lý do tạm ngừng.

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp.

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ. 

Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:

    • Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ;
    • Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Quý khách có thể tham khảo thêm: Luật Quốc Bảo

Thành lập hộ kinh doanh cá thể  Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh Hộ kinh doanh cá thể là gì

Một số câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp tiến hành tạm ngừng kinh doanh:

Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là bao lâu? 

Trả lời: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế. Đây là điểm mới ưu việt nhất của Luật doanh nghiệp 2020 về tạm ngừng doanh nghiệp.

Có thể nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh online không? 

Trả lời: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng, theo 4 bước như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Nhập thông tin hồ sơ đầy đủ vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
Bước 3: Scan và đính kèm file hồ sơ lên hệ thống;
Bước 4: Xác nhận và nộp hồ sơ.

Tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH hay không?

Trả lời: Nếu công ty không có thỏa thuận nào khác với người lao động, công ty vẫn phải đóng BHXH đầy đủ theo quy định của pháp luật trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh.

Công ty đang nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh hay không?

Trả lời: Được. Nhưng trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty phải đảm bảo đóng đấy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định. Nếu để xảy ra việc nộp trễ tiền thuế, cơ quan thuế sẽ tính tiền phạt nộp chậm tiền thuế theo quy định.

Quý khách tham khảo thêm: Luật Quốc Bảo

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Thành lập công ty vốn nước ngoài Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. 

Tuy nhiên, do tính chất mỗi doanh nghiệp khác nhau mà thủ tục tạm ngừng kinh doanh cũng có những dễ dàng và khó khăn khác nhau. Nếu như có bất kỳ khúc mắc nào trong quá trình tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp hãy liên hệ ngay tới Luật Quốc Bảo  qua Hotline/zalo: 0763387788 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.